Đọc Ngọc Cường ở ví dụ như đoạn sau:
"Cả một thuở thiếu thời mồ côi mẹ, Hiếu cảm thấy lẻ loi trong cái gia đình nhỏ bé chỉ có ba chị em, sống lủi thủi trong nhà, và rất ít khi thấy bóng dáng ông bố. Mang nặng tâm trạng kẻ mồ côi, sợ bị ruồng bỏ, nên để kiếm một chỗ nương tựa, chàng thường tìm đến bạn bè, coi đó là nguồn an ủi, bù đắp cho sự thiếu vắng mái ấm gia đình. Sau này, trong thâm tâm, Hiếu vẫn luôn cảm kích, luôn mang ơn bằng hữu về tình bạn của họ, coi họ như một gia đình thứ hai do chính mình chọn lựa. Tuy nhiên, đấy chỉ là một phần, thực tế thì tâm tư, tình cảm trong Hiếu luôn bị dao động vì thiếu hẳn sự thương yêu, bảo bọc của một người mẹ. Nỗi thiếu vắng to lớn và không có gì thay thế được tình mẫu tử, khiến Hiếu tích lũy nhiều mặc cảm tự ty, đưa tới ứng xử khác với bình thường cho dù sau này Hiếu đã kết hôn và bước vào cuộc sống lứa đôi."
Sự so sánh tình cảm của Hiếu trong nỗi chông chênh của nội tâm...
"Ở vào tuổi thơ ấu, sớm phải trông cậy vào tình thương và sự đùm bọc của hai người chị, Hiếu mong muốn các chị sẽ thay thế mẹ mình và cùng lúc, cố tìm hình ảnh của bà mẹ qua các chị nhưng thực tế đã làm Hiếu thất vọng. Một nhà thơ nào đó đã viết: “Mỗi người chỉ một mẹ thôi!” Phải khôn lớn thêm, Hiếu mới hiểu được rằng Mẹ là duy nhất, nhưng lại rất mơ hồ. Dẫu sao, Hiếu vẫn thắc mắc và thấy mình quanh quẩn với câu hỏi còn ở trong tâm khảm chàng cho tới bây giờ: “Chị Nhung hay chị Nhàn, chị nào giống mẹ nhất để Hiếu nương theo mà hình dung ra Mẹ?”
Người trong họ thường nhận xét hai chị em Nhung và Nhàn không giống nhau, họ khác nhau cả về ngoại hình lẫn nội tâm. Chị Nhung có vóc dáng sang trọng, đẹp kiểu Tây Phương, thoáng trông có vẻ lạnh lùng nhưng thật ra chị đa cảm. Trái lại, chị Nhàn giống y hệt mẹ: mặt vuông, đôi mắt sáng,, bình thường là một thương gia tính toán khô khan với người ngoài vì đã dành hết yêu thương và hy sinh cho các con. Thấy vậy, nghe vậy khiến Hiếu càng bận tâm, xem những nhận xét ấy có phản chiếu đầy đủ con người các chị không?"
Đứa trẻ mồ côi trong tâm hồn thiếu vắng bóng mẹ, thèm thồng bàn tay yêu thương của mẹ trong cảnh đời thường, như văn Nhật Tiến, hay như văn Thạch Lam, Ngọc Cường viết tiếp:
"Chàng thèm được như bạn bè, thấy họ dám sống hết mình, dám lao vào những cuộc tình làm họ say mê bất kể chuyện gì ra sao ngày sau. Họ sẵn sàng trả giá cho hạnh phúc thoáng qua và khổ đau dai dẳng, dấn thân trong cuộc sống và chấp nhận có đầy đủ chua cay mặn ngọt đắng chát. Ở vào tuổi thơ ấu, sớm phải trông cậy vào tình thương và sự đùm bọc của hai người chị, Hiếu mong muốn các chị sẽ thay thế mẹ mình và cùng lúc, cố tìm hình ảnh của bà mẹ qua các chị…nhưng thực tế đã làm Hiếu thất vọng. Một nhà thơ nào đó đã viết: “Mỗi người chỉ một mẹ thôi!” Phải khôn lớn thêm, Hiếu mới hiểu được rằng Mẹ là duy nhất, nhưng lại rất mơ hồ. Dẫu sao, Hiếu vẫn thắc mắc và thấy mình quanh quẩn với câu hỏi còn ở trong tâm khảm chàng cho tới bây giờ: “Chị Nhung hay chị Nhàn, chị nào giống mẹ nhất để Hiếu nương theo mà hình dung ra người Mẹ xa lạ như vô hình của mình?” Người trong họ thường..." (Trích truyện Ba Chị Em).
Nhà văn Ngọc Cường chọn xu hướng tiểu thuyết như sở thích. Ông như các bạn trong nhóm Nhân Văn Nghệ Thuật & Tiếng Thời Gian, như những bút văn Vi Khiêm, Khánh Lan, hay hay Kiều My,...
Mea culpa, Mia culpa, peccavi, Father the Holy Souls I have sinned against heaven, Mia culpa, Mea culpa; Oh my holy Lord,... Tội lỗi của con, tội mọi đàng, vì "dụ dỗ" bạn bè bớt tiểu thuyết mà vào xu hướng nghiên cứu nhận định văn chương, viết tham luận văn học, theo những Roland Barthes (essayiste français), Julia Kristeva (essayiste français), Mikhail Bakhtin (écrivain critique russe), Fyodor Dostoevsky (écrivain critique russe),... Tôi muốn bạn bè lún sâu vào văn học biên khảo và bình phẩm những trước tác văn học,...
Theo bài ghi tựa sách của ông Trương Văn Huy thì "Tôi nhớ nhà văn Ngọc Cường có viết trong phiếm luận “72 năm nhìn lại” một đoạn như sau: “Ngày nay quý độc giả ghé qua tòa soạn báo Người Việt ngay chỗ hành lang, sẽ thấy trên tường, đầy rẫy sách bày bán, người viết có thể nhiều hơn người đọc”. Tôi mạo muội góp ý với ông Ngọc Cường: “Người Viết ở Hải ngoại không còn nhiều lắm đâu, làm gì có chuyện đầy rẫy, tuy ít như vậy nhưng số lượng người viết vẫn còn nhiều hơn người đọc”. Đó là điều tôi muốn chia xẻ với nhà văn Ngọc Cường. Thực vậy, theo con số thống kê của Wikipedia thì năm 2017, có hơn 4 triệu rưởi Việt kiều sống rải rác khắp mọi nơi trên thế giới, trong đó chỉ riêng ở Hoa Kỳ đã có hơn 2 triệu 2 trăm ngàn. Và, Quận Cam thuộc miền Nam của tiểu bang California có tròm trèm gần 2 trăm ngàn người Việt sinh sống. Với một số dân đông đảo như vậy nhưng ở Quận Cam chỉ còn lại hai tiệm sách. Hai tiệm sách cho hai trăm ngàn dân, quả thật là một con số hết sức khiêm nhường.
Trong buổi hoàng hôn của một nền văn chương lão hoá như vậy, nhà văn Ngọc Cường một thân một mình lửng thững đi vào nơi gió cát, đi mà không một chút e dè ngại ngùng, chuyện ông đang đi giữa hoàng hôn. Năm 2014, ở vào cái tuổi 67, đang đứng trước ngưỡng cửa Cổ lai hy, thay vì trút bỏ mọi lo toan nhọc nhằn để an hưởng tuổi già thì ông Ngọc Cường lại cầm viết. Ở cái tuổi này mới bắt đầu viết, rõ ràng là đã quá muộn. Biết là muộn nhưng tại sao ông vẫn viết? Câu hỏi đặt ra, phải chăng có một động lực nào đó đủ mạnh để thúc giục ông viết. Riêng cá nhân tôi, tôi tin là có.". Với sức viết khá mạnh, trong vòng 4 năm, nhà văn Ngọc Cường cho ra đời ba tập truyện: năm 2014 BÈO GIẠT, năm 2016 HỆ LỤY, năm 2018 BÂNG KHUÂNG. Tất cả ba cuốn sách trên đều do Nhà xuất bản Người Việt phát hành. Và hôm nay, năm 2020 giữa cơn đại dịch COVID 19 có một không hai trong lịch sử, nhà văn Ngọc Cường cho ra đời tác phẩm thứ tư: “BA CHỊ EM”."
Trong tuyển tập “BA CHỊ EM” còn có truyện lấy bối cảnh về kinh đô Paris, một thuở của Nguyên Sa, khi mà "Mai anh về giữa bến sông Seine, Anh về giữa một giòng sông trắng, Là áo sương mù hay áo em?";.... Và một thuở của Cung Trầm Tưởng, với "Tuyết rơi mỏng manh buồn, Ga Lyon đèn vàng,... Trời mùa Đông Paris, Suốt đời làm chia ly". Hãy đọc truyện “Hai Buổi Chia Tay”, ba người bạn ngày xưa cùng học Đệ nhất Chu Văn An Sài Gòn. Sau khi đậu Tú tài toàn phần, hai người bạn (Khôi và Nguyên) sang Pháp du học, người thứ 3 ở lại đi lính. Mấy chục năm sau họ gặp lại nhau ở Pháp với hai lần chia tay tại Gare Du Nord. Bà Quỳnh Ninja lo chương trình văn nghệ ca hát sẽ có "Tiễn Em" và "Paris Có Gì Lạ Không Em?". Những bài nhạc sẽ mang tác giả Ngọc Cường một thuở Gare Du Nord và một thuở Montmartre, Paris.
Truyện thứ ba của trong tác phẩm “BA CHỊ EM” là bài viết "Người Bạn Vong Niên". Ừ nhỉ, thế nào là Bạn vong niên ? Tôi phone hỏi ma sœur Kiều My và nàng bảo hỏi ma sœur Khánh Lan. Tôi text qua hỏi ma sœur Khánh Lan, Khánh Lan bảo hỏi ma sœur Kiều My, thế thì bù trất, trớt quớt cả, thôi thì email sang Ohio vấn kế tác giả Ngọc Cường vậy. Ngọc Cường vốn tinh thông Nho học cổ văn thời nhà Đường, ông kể thao thao lịch sử là triều nhà Đường có tất cả 22 vị hoàng đế khác nhau trong suốt chiều dài lịch sử gần 300 năm. Tôi lẩm bẩm giá như sử gia lỗi lạc Tư Mã Thiên của đời nhà Hán bên Tàu, ông có tên tự là Tử Trường, là tác giả bộ Sử ký nổi danh, với bộ sử đó, ông được coi là cha đẻ của ngành sử học Trung Hoa. Ngọc Cường cho lời chú giải, Vong ở đây nghĩa là "quên", niên là "năm" hoặc "tuổi". Bạn vong niên là người bạn mà mình chơi mà không quan tâm chuyện tuổi tác của họ. Tức là những người bạn vong niên chơi với nhau không quan trọng lớn tuổi hay nhỏ tuổi. Đại để thì bạn chênh lệch về tuổi tác, không phân biệt bởi chiếu cao chiếu thấp, hoặc ngăn cách bởi chiếu trên chiếu dưới, nhưng thân thiết, đồng cảm với nhau như bạn bè cùng trang lứa. Đại để như ma sœur Minh Thư chào dời sau khi thủ đô Sài Gòn đổi chủ 1975 và Đại lão Nguyễn Quang lên con tàu MS La Marseillaise rời bến Nhà Rồng Thủ Thiêm sang Paris du học 1950. Đại lão Nguyễn Quang okay cho ma sœur Minh Thư là bạn bè vong niên. Tôi liên tưởng bâng quơ ý tưởng rộng lượng, bình dị của nhà văn cao niên Nguyễn Quang, một thuở Toulon, Marseille, và gần như cung cách chuyện kể theo bài của sách Ngọc Cường.
Đại cương cốt truyện là đôi dòng dòng tóm lược về truyện ngắn Người Bạn Vong Niên: Câu chuyện tình bạn xoay quanh vấn đề ảnh hưởng của hoàn cảnh đối với con người trong biến cố 1975 và sự việc người Việt định cư tại Mỹ của 3 người bạn sinh viên Trường Luật ( 2 người trẻ Châu và Thân,với một lớn tuổi hơn là Lợi . Nhân vật chính ( Châu ) ngạc nhiên vì sự thay đổi của sự giao tiếp giữa hai người bạn học cũ. Tại sao con người lại thay đổi ? có kẻ như lột xác khi qua Mỹ, nhưng cũng có người vẫn giữ y nguyên cá tính của họ.... Truyên của Nguyễn Tường Cường bao giờ cũng có tính nhân hậu, như Thạch Lam, như Nhật Tiến vậy.
Viết đến đây mỏi tay, mỏi mắt quá, xin "outro al fine" văn bản "feuilleton" về tác phẩm Ba Chị Em của Ngọc Cường. Lời cuối xin dựa hơi ông bạn cố tri, nhà văn Vi Khiêm, dùng kết luận bất hủ của ông như hôm qua...
"Thưa anh Ngọc Cường,
Thỉnh thoảng tôi có thói quen đọc sách phần cuối của cuốn truyện trước. Tôi đã đọc lời tựa của anh cho cuốn Hồi Tưởng của Từ Dung ở trang 240 từ mấy tuần trước. Tôi định là khi hôm giới thiệu sách, đến phần tôi, chỉ xin ngắn gọn thế này: "Tôi xin mượn lời tựa của nhà văn Ngọc Cường tóm tắt nội dung tac phẩm đọc cho quý vị nghe, và tôi cũng không cần phải nói thêm điều gì nữa!" . Cám ơn anh Ngọc Cường và quý anh chị. Vi Khiêm Nguyễn Văn Liêm".