Sách Nguyễn Quang chuyên chở những sử liệu qua các thời kỳ Bắc thuộc, Viêt tộc dưới ách đô hộ của người Tàu. Vào giữa sách là thời gian Pháp thuộc, rồi phần sau là giai doạn Cộng Sản xuất hiện cho đến hiện nay.
ÔN CỔ TRI TÂN chú trọng khá nhièu về bài học ở thuở các vị vua triều nhà Nguyễn, vì đó là giai đoạn đất nước mở mang toàn diện, đặc biệt hai vị vua Minh Mạng và Tự Đức. Rồi những bài học bị Pháp thuôc. Có những tinh thần ái quốc bị ngoai bang triêt tiêu, chôn vùi. Hai vị vua tuổi trẻ tài cao, nhưng lịch sử không ưu đãi là nhị vị Hàm Nghi và Duy Tân. Đọc qua những trang sách sử về vua Hàm Nghi và Duy Tân, chúng ta không khỏi chạnh lòng ngậm ngùi, và thương cảm.
Đến khi Hồ Chi Minh du nhập chủ thuyết ngoại lai cộng sản vào xứ sở, gồm những xảo thuật di hại dân tộc Việt, những Leninisme, Stalinisme, và Maoisme. Đặc tính thủ đoạn, xảo quyệt, tàn ác của các nhân vật cộng sản ở phần sau của sách là những bài học oan khiên, và bất hạnh cho xứ sở. Áp dụng chế độ bạo chúa phi luân lý, phi nhân tính như Niccolò Machiavelli, như Lénin-Staline trên đất nước Việt.
Có thể tóm tắt là ÔN CỔ TRI TÂN là một tập truyện tiểu thuyết viết theo mô thức truyện kể, mà nhà văn Nguyễn Quang thành công trong mục đích của ông. Theo nhà văn người Anh Hilary Mantel viết nhiều tiểu thuyết dựa vào sử liệu cho quan điểm: "Mỗi khi chúng ta kể chuyện lịch sử thường được thay đổi"(1). Theo tôi, với Nguyễn Quang viết với bút pháp nghiêm chỉnh, trung thực, không cường điệu hay cay nghiệt của nhà văn tôn trọng sự thât.
Lấy ví dụ qua một tư tưởng khác, sách viết về lịch sử giúp cho ta theo như văn hào người Anh Percy Bysshe Shelley là: "Không lo sợ khi hướng về tương lai qua những bài học đau thương từ quá khứ" (2).
Lời cuối, thiết nghĩ ÔN CỔ TRI TÂN là tác phẩm thích hợp cho nhiều thế hệ Việt Nam cho ngày hôm nay và cho ngàn sau qua ý tưởng của Percy Bysshe Shelley.
(1). The past changes a little every time we retell it. Hilary Mantel.
(2). Fear not for the future, weep not for the past. Percy Bysshe Shelley.